Sở hữu cơ chế HDMI-CEC (Quản lý thiết bị kết nối thông qua cổng HDMI) cho phép chiếc điều khiển thông minh của Samsung quản lý tất cả các thiết bị ngoại vi kết nối vào cổng HDMI của TV. Ngoài khả năng tự động nhận dạng thiết bị kết nối, giao diện trực quan trên QLED TV giúp người dùng có thể dễ dàng quản lý và sử dụng các thiết bị thông qua chiếc điều khiển thông minh này. Hơn nữa, cơ chế thứ hai Multi-Brand-Remote (Remote đa hãng) giúp Samsung Smart Remote có thể điều khiển remote đến từ thiết bị của bên thứ ba thông qua lệnh IR. Từ đó, điều khiển thông minh của Samsung là người bạn đồng hành đắc lực giúp đơn giản hóa hành vi người dùng trong tương lai.
" alt=""/>Trải nghiệm mới lạ cùng QLED TVĐược phát triển đầu tiên ở Anh và hiện do một công ty ở Trung Quốc sản xuất, màn hình làm từ graphene của chiếc smartphone đặc biệt nói trên mềm dẻo đến mức người ta có thể uốn cong và đeo nó như một chiếc vòng.
Graphene được coi là một vật liệu mang tính cách mạng, kết hợp cả đặc tính cực mỏng (độ dày chỉ 1 nguyên tử) và độ cứng cao (cứng hơn 200 lần so với thép). Giáo sư Andre Geim và giáo sư Kostya Novoselov thuộc trường Đại học Manchester (Anh) lần đầu tiên đã phân lập được graphene vào năm 2004 và được trao tặng giải thưởng Nobel Vật lý 2010 nhờ thành tựu này.
Hai nhà khoa học có công tìm ra siêu vật liệu cũng đã được chính phủ Anh phong tước hiệp sĩ. Họ hiện đang hợp tác cùng các học giả và doanh nghiệp trên khắp thế giới để nhận diện các ứng dụng thương mại của graphene. Ngoài việc tạo ra các màn hình siêu đàn hồi, vật liệu này còn có thể được dùng trong mọi thứ, từ chế tạo máy bay đến các tấm pin mặt trời hiệu suất cao, các thiết bị y tế và thậm chí cả bao cao su.
Quay trở lại chiếc điện thoại uốn cong được đầu tiên trên thế giới, nó là sản phẩm của một công ty khởi nghiệp ít được biết đến ở Trung Quốc, có tên gọi là Moxi Group, đóng đô tại Trùng Khánh. Công ty này dường như đã qua mặt được các đối thủ "khủng" hơn nhiều như Samsung (Hàn Quốc) và Apple (Mỹ), những tập đoàn cũng đang nỗ lực phát triển các điện thoại di động uốn cong được của riêng họ.
Smartphone của Moxi được trang bị một màn hình đàn hồi 5,2 inch và nặng 200g. Nó được thiết kế có thể cuộn tròn như một chiếc vòng và đeo ở cổ tay. Màn hình cảm ứng vẫn hoạt động bình thường khi được uốn cong thành vòng tròn hoặc duỗi thẳng thành hình chữ nhật như bất kỳ smartphone thông thường nào khác.
Moxi tuyên bố sẽ tung ra thị trường Trung Quốc 100.000 điện thoại bẻ cong được thành vòng trong năm nay, với giá bán khoảng 776 USD/chiếc. Những sản phẩm đầu tiên này sẽ có màn hình đen và trắng đơn giản, nhưng Moxi từng cho triển lãm một phiên bản màn hình đa sắc, có thể phát các video.
Chongsheng Yu, phó giám đốc của Moxi, giải thích: "Các điện thoại trắng - đen dễ chế tạo hơn nhiều. Việc sử dụng điện năng của phiên bản màu cũng lớn hơn rất nhiều so với phiên bản trắng - đen. Chúng tôi sẽ bán sản phẩm ở Trung Quốc và nếu có yêu cầu đặt hàng ở nước ngoài, chúng tôi sẽ xem xét".
Ông Yu tiết lộ thêm rằng, màn hình trong phiên bản đầu tiên của điện thoại uốn cong được, sắp tung ra thị trường được chế tạo trên nền tảng sử dụng e-ink, loại màn hình cũng đã được sử dụng trong các thiết bị Kindle của Amazon.
Tuấn Anh (Theo Daily Mail)
iPhone 6 được trả giá hơn 1 tỷ gây sốc trên eBay" alt=""/>Ra mắt smartphone bẻ cong thành vòng đầu tiên thế giớiChủ tịch Alibaba đã có mặt tại cuộc họp của Quốc hội Trung Quốc tuần này để đề nghị phạt những người buôn hàng giả thật nặng, tương tự tài xế say xỉn. Trong lá thư công khai đăng trên Weibo, ông Ma nói pháp luật đã quá dễ dãi và nhà chức trách nên tăng án tù lên mức tối đa cũng như các khoản phạt khác nhằm chống lại tệ nạn buôn hàng giả.
Alibaba thường xuyên bị các nhãn hàng toàn cầu tố cáo chưa làm đủ để ngăn chặn hàng giả trên nền tảng. Thậm chí, công ty còn bị Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ gắn mác “chợ hàng nhái khét tiếng” vào năm 2016, chỉ 4 năm sau khi thoát khỏi “danh hiệu” này. Danh sách bao gồm trang chia sẻ torrent Pirate Bay và chợ giời từ Brazil đến Nigeria.
“Chúng ta cần chống hàng giả như cách chống lái xe say rượu. Không ai có thể làm một mình. Luật hiện hành quá trì trệ, không trừng phạt thực sự hành vi của những kẻ buôn hàng giả và để lại quá nhiều khoảng trống cho sự lừa đảo”, thư viết.
Giành được niềm tin từ các nhãn hàng quốc tế là chìa khóa trong tham vọng mở rộng thị trường toàn cầu của ông Ma. Tuy nhiên, Alibaba vẫn bị tố cáo vì không thiện chí hay không có khả năng loại bỏ hàng giả khỏi các nền tảng của công ty và bị kiện năm 2015. Gã khổng lồ thương mại điện tử (TMĐT) Trung Quốc phản bác lại bằng cách nói đã làm mọi cách có thể để chống hàng giả. Công ty xóa 380 triệu danh mục sản phẩm và đóng cửa khoảng 180.000 cửa hàng trên Taobao trong 12 tháng, tính đến tháng 8/2016.
" alt=""/>Jack Ma muốn bỏ tù người buôn hàng giả như tài xế say xỉn